Giáo án Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Tuần 25 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Cương

Giáo án Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Tuần 25 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Cương

BÀI 25: THẾ GIỚI RỪNG XANH

BÀI ĐỌC 1: SƯ TỬ XUẤT QUÂN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

+ Năng lực ngôn ngữ:

- Đọc trôi chảy bài đọc, phát âm đúng các từ ngữ. Biết ngắt, nghỉ hơi hợp lí, tự nhiên giữa các dòng thơ lục bát. Biết đọc bài thơ với giọng sôi nổi, hào hứng, thể hiện sự sáng tạo, thông minh của vua sư tử và khí thế chuẩn bị xuất quân.

- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: xuất quân, thần dân, giao liên. Chọn được tên phù hợp với nội dung bài thơ. Hiểu nội dung bài thơ: Ca ngợi vua sư tử biết nhìn người, giao việc để ai cũng có ích, ai cũng được lập công.

- Biết được một số thành ngữ nói về đặc điểm của mỗi con vật qua bài tập, điền tên con vật vào chỗ trống để hoàn thành các thành ngữ.

- Củng cố kĩ năng sử dụng dấu phẩy.

+ Năng lực văn học:

- Củng cố hiểu biết về thơ lục bát.

- Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

2. Năng lực:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

3. Phẩm chất:

- Hiểu biết thêm về các lài động vật hoang dã.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Máy tính,bảng phụ; bài hát “Chú voi ở bản Đôn”

 

docx 12 trang Hà Duy Kiên 30/05/2022 11672
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Tuần 25 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Cương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC - TUẦN 25
(Từ ngày 28/2/2022 đến ngày 5/3/2022)
Thứ ngày
Buổi
Tiết
Môn
Tên bài dạy
ND
điều chỉnh, bổ sung.
2
 28/2
8h 
đến
10h 
1
TV
Bài 25: Thế giới rừng xanh
Bài đọc 1: Sư tử xuất quân (tiết 1)
3
TV
Bài đọc 1: Sư tử xuất quân(tiết 2)
 3
 1/3
8h 
đến
 10h
1
Toán
Số có ba chữ số
2
3
TV
Bài viết 1: Nghe viết :Sư tử xuất quân. Chữ hoa V
HD BT 2, 3.
Viết vở luyện viết
 4
 2/3
8h 
đến
10h
1
TV
Bài đọc 2: Động vật “bế” con thế nào? (tiết 1)
2
TV
Bài đọc 2: Động vật “bế” con thế nào? (tiết 2)
 5
 3/3
8h 
đến
10h
1
Toán
Luyện tập (tr.51)
2
TV
Nói và nghe:Quan sát đồ chơi hình một loài vật
3
Đạo đức
Tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở trường
(Tiết 1)
TNXH
Ôn tập chủ đề: Sức khỏe và con người
Dạy tiết 1
6
 4/3
 8h 
đến
10h
1
Toán
Luyện tập (tr.53)
2
TV
Bài viết 2: Viết về đồ chơi hình một loài vật
TV
Tự đọc sách báo viết về các loài vật
HDTH
7
 5/3
8h 
đến
10h
1
Toán
Viết các số thành tổng các trăm, chục, đơn vị
2
Toán
Luyện tập (tr.56)
3
HĐTN
Tôi luôn bên bạn
Tinh giản tiết 1, tiết 3 dạy tiết 2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY - TUẦN 25
Thứ hai, ngày 28 tháng 2 năm 2022
Tiết 1+3:
TIẾNG VIỆT: BÀI 25: THẾ GIỚI RỪNG XANH
BÀI ĐỌC 1: SƯ TỬ XUẤT QUÂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:	
1. Kiến thức:
+ Năng lực ngôn ngữ:
- Đọc trôi chảy bài đọc, phát âm đúng các từ ngữ. Biết ngắt, nghỉ hơi hợp lí, tự nhiên giữa các dòng thơ lục bát. Biết đọc bài thơ với giọng sôi nổi, hào hứng, thể hiện sự sáng tạo, thông minh của vua sư tử và khí thế chuẩn bị xuất quân. 
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: xuất quân, thần dân, giao liên. Chọn được tên phù hợp với nội dung bài thơ. Hiểu nội dung bài thơ: Ca ngợi vua sư tử biết nhìn người, giao việc để ai cũng có ích, ai cũng được lập công. 
- Biết được một số thành ngữ nói về đặc điểm của mỗi con vật qua bài tập, điền tên con vật vào chỗ trống để hoàn thành các thành ngữ. 
- Củng cố kĩ năng sử dụng dấu phẩy. 
+ Năng lực văn học: 
- Củng cố hiểu biết về thơ lục bát.
- Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.
2. Năng lực: 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.
3. Phẩm chất:
- Hiểu biết thêm về các lài động vật hoang dã.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Máy tính,bảng phụ; bài hát “Chú voi ở bản Đôn”
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
A. Chia sẻ chủ điểm
- GV cho HS khởi động BH “Chú voi con ở bản Đôn”
- Mời 1 HS đọc câu hỏi phần chia sẻ
Bài 1: Nooisteen các con vật trong tranh.
- GV chiếu hình và các câu hỏi lên HS quan sát và đọc câu hỏi
- YC HS thảo luận nhóm 6
- YC HS chia sẻ kết quả
- Mời HS đọc lại tên các loài vật trong bài 1
Bài 2: Xếp các con vật trên vào nhóm thích hợp:
a, Con vật dữ, nguy hiểm
b, Con 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2.
 - GV nhận xét
- GV nói lời dẫn vào bài đọc mở đầu chủ điểm Thế giới rừng xanh. 
B. Bài đọc 1: Bờ tre đón khách
1. Hoạt động mở đầu:
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài đọc:
Chủ điểm Thế giới rừng xanh sẽ giúp các em có thêm hiểu biết về những loài thú hoang dã sống trong rừng xanh. Bài đọc Sư tử xuất quân nói về tài chỉ huy quân đội của vua sư tử - chúa tể rừng xanh. Bài học cũng giúp các em biết thêm một số thành ngữ nói về đặc điểm riêng biệt của một số con vật. 
Giáo viên chiếu tên bài.
2. HĐ hình thành kiến thức mới
2.1. Hoạt động 1: Đọc thành tiếng
- Giáo viên đọc mẫu
GV hướng dẫn giọng đọc bài thơ với giọng sôi nổi, hào hứng, thể hiện sự sáng tạo, thông minh của vua sư tử và khí thế chuẩn bị xuất quân. 
H: Bài đọc được chia làm mấy đoạn?
- GV tổ chức cho HS luyện đọc:
- Đọc nối tiếp đoạn lần 1: tìm từ luyện phát âm từ khó.
- Đọc nối tiếp đoạn lần 2: Hướng dẫn HS luyện đọc ngắt nghỉ hơi. 
- Đọc nối tiếp đoạn lần 3: 
YC HS đọc chú giải: xuất quân, thần dân, giao liên
- Yêu cầu HS luyện đọc đoạn nối tiếp theo nhóm 3.
- GV tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp đoạn trước lớp theo cặp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, bình chọn.
- GV mời 1 HS khá, giỏi đọc lại toàn bài.
2.2. Hoạt động 2: Đọc hiểu
- Yêu cầu HS đọc thầm bài thơ và cho biết:
H: Ai là người đứng đầu bàn bạc việc xuất quân?
Từ ngữ: xuất quân
H: Sư tử giao việc cho thần dân với mong muốn như thế nào?
Từ ngữ: Thần dân
H: Tìm ví dụ cho thấy sư tử giao việc rất phù hợp với đặc điểm của thần dân: 
H: Nếu được đặt tên khác cho câu chuyện, em sẽ đặt tên nào?
a. Ông vua khôn ngoan. 
b. Nhìn người giao việc. 
c. Ai cũng có ích. 
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm3, trả lời câu hỏi. 
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận câu 1, 2. 
- GV giải thích cho HS: Trong 3 tên các nhóm đã chọn, chọn tên nào cũng đúng, vì cả 3 tên đêu nêu được nội dung chính của bài thơ. Điều cần nhất là các em hiểu được ý nghĩa của mỗi cái tên và giải thích được vì sao chọn tên ấy. Chọn Ông vua khôn ngoan vì cái tên ấy giới thiệu được nhân vật chính là sư tử và sự khôn ngoan đáng khen ngợi của vua sư tử. Chọn Nhìn người giao việc hoặc Ai cũng có ích đều đúng vì các tên ấy nên lên được những bài học rút ra từ câu chuyện. 
- Bài thơ giúp em hiểu được điều gì?
- GV chốt lại nội dung bài đọc: Mọi người và bạn bè xung quanh em ai cũng có khả năng riêng. Cần nhìn thấy ưu điểm trong mọi người để học hỏi, không được xem thường ai.
* Luyện đọc lại
- Mời 2 HS luyện đọc lại bài thơ
3. Hoạt động luyện tập – thực hành.
Bài 1: Ghép đúng
- Gọi HS đọc đề bài tập.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 3
 a, khỏe như 1, sên
b, yếu như 2, voi
c, nhanh như 3, rùa
d, chậm như 4, sóc
e, hiền như 5, cọp
g, dữ như 6, nai
- Mỗi loài vật có một đặc điểm và thế mạnh riêng, người dùng quân biết phát huy những thế mạnh đó mới là người tài giỏi.
Bài 2: Em cần đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong câu sau?
- Mời HS đọc YC BT
- YC HS quan sát tranh và đọc tên các con vật.
- GV yêu cầu HS làm bài vào Vở bài tập. 
- GV mời HS chia sẻ bài làm
- GV nhận xét, bổ sung
- Dấu phẩy trong câu có tác dụng gì?
GDBVMT: Các con vật: báo hoa mai, tê giác, gấu ngựa, gấu chó là các loài động vật quý hiếm, nó có nguy cơ bị tiệt chủng vì vậy chúng ta cần có ý thức bảo vệ các loài động vật hoang dã quý hiếm.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm.
H: Qua tiết học hôm nay các em biết thêm được điều gì ?
- GV nhận xét, dặn dò
- Luyện đọc trước bài đọc Động vật “bế” con thế nào?
- HS Hát, vận động phụ họa: “Chú voi con ở bản Đôn”
- 1 HS đọc yêu cầu BT
- HS thảo luận nhóm 6
- HS chia sẻ kết quả
1) Sóc (7) Gấu
(2) Ngựa vằn (8) Hổ
(3) Tê giác (9) Nai
(4) Voi (10) Rắn
(5) Cáo (11) Cá sấu
(6) Khỉ (12) Thỏ
- HS đọc lại
- HS thảo luận nhóm 2
- HS chia sẻ
a. Con vật dữ, nguy hiểm: hổ, tê giác, voi, gấu, rắn, cá sấu, cáo.
b. Con vật hiền, không nguy hiểm: thỏ, sóc, ngựa vằn, khỉ, nai. 
- HS lắng nghe.
- HS nối tiếp đọc tên bài.
- HS theo dõi, lắng nghe.
- Bài đọc được chia làm 3 đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu đến “tùy tài lập công”
Đoạn 2:Từ “Voi vận tải” đến “tài tình”
Đoạn 3: Đoạn còn lại
- HS luyện đọc nối tiếp đoạn lần 1
- Luyện đọc từ khó: xuất quân, mưu kế, luận bàn, nhanh nhẹn
- Đọc nối tiếp lần 2: cách ngắt nghỉ hơi sau dấu phẩy và sau mỗi dòng thơ
- Đọc nối tiếp lần 3.
- HS đọc chú giải
- HS luyện đọc đoạn nối tiếp trong nhóm 3.
- Vài nhóm thi đọc. Cả lớp lắng nghe, bình chọn.
- 1 HS đọc.
- 1 HS đọc các câu hỏi phần đọc hiểu
- Sư tử là người đứng đầu, chỉ đạo bàn bạc việc xuất quân.
+ Xuất quân: đưa quân đi đánh giặc. 
- Sư tử giao việc cho thần dân với mong muốn giao cho mỗi người một việc, phù hợp với khả năng của mình. Dù nhỏ, to, khỏe, yếu, ai cũng được tùy tài lập công.
 Thần dân: người dân ở nước có vua.
- Sư tử giao cho việc gấu xung phong tấn công vì gấy to, khỏe dũng mãnh.
- Sư tử giao chi khỉ việc lừa quân địch vì khỉ nhanh nhẹn, thông minh, thoắt ẩn, thoắt hiện. 
- Sư tử giao cho lừa phải thét to giữa trận để dọa quân địch vì lừa có tiếng thét như kèn. 
- Sư tử giao cho thỏ việc liên lạc vì thỏ phi nhanh như bay.
- HSthảo luận
- HS chia sẻ kết quả
+ Ý kiến nhóm 1: Nhóm tôi thấy tên Ông vua khôn ngoan là đúng nhất vì tên ấy giới thiệu được nhân vật chính là sư tử và tài điều binh khiển tướng rất khôn ngoan, đáng khen ngợi của vua sư tử. 
+ Ý kiến nhóm 2: Nhóm tôi chọn Nhìn người giao việc vì tên này mới nói được lời khuyên của bài thơ. Tên Ông vua khôn ngoan chưa làm rõ được lời khuyên này. 
+ Ý kiến nhóm 3: Chọn Ai cũng có ích là đúng nhất vì nói được ý nghĩa của bài thơ, giúp mọi người có ý thức đi tìm ưu điểm của những người xung quanh. 
- HS lắng nghe, tiếp thu. 
- HS trả lời: Bài thơ giúp em hiểu được ai cũng có ích, phải biết nhìn người giao việc. 
- HS lắng nghe, tiếp thu. 
- 2HS luyện đọc lại
- HS đọc YC bài tập. 
- HS thảo luận nhóm 3.
- HS trả lời: a-2, b-1, c-4, d-3, e-6, g-5. 
- HS lắng nghe
- HS đọc YC bài tập. 
- HS quan sát tranh, đọc tên con vật. 
- HS làm bài vào vở.
- HS chia sẻ:
 Hổ, báo mai tê, giác gấu, ngựa, gấu chó là những động vật quý hiểm, cần được bảo vệ.
- Dấu phẩy có tác dụng ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ trong câu (ngăn cách giữa các từ chỉ sự vật)
+ Biết thêm các loài động vật hoang dã, quý hiếm.
+ Biết các thành ngữ nói về đặc điểm của các loài vật
- HS lắng nghe và thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG SAU BÀI DẠY.
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3:
BÀI VIẾT 1 : NGHE – VIẾT : SƯ TỬ XUẤT QUÂN
 TẬP VIẾT: CHỮ HOA V
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
+ Năng lực ngôn ngữ:
- Nghe – viết chính xác trích đoạn bài thơ Sư tử xuất quân (6 dòng thơ đầu, 46 chữ). Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày một bài thơ lục bát. 
- Làm đúng bài tập lựa chọn: Tìm, viết tên các con vật (sống trong rừng) bắt đầu bằng ch, tr; có thanh hỏi, thanh ngã.
- Biết viết chữ V viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Viết đúng câu ứng dụng Vững như kiềng ba chân cỡ nhỏ, viết đúng mẫu, đều nét, biết nối nét chữ. 
+ Năng lực văn học:
Cảm nhận được cái hay, cái đẹp của những câu thơ trong bài chính tả.
2. Năng lực:
- Có ý thức thẩm mỹ khi trình bày văn bản
3. Phẩm chất:
- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Máy tính, slide viết bài thơ HS cần chép và BT2. Mẫu chữ cái V viết hoa đặt trong khung chữ (như SGK). Bảng phụ viết câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. HĐ mở đầu:
- GV đọc cho HS viết bảng con:
Uông Bí, Lý Công Uẩn
- GV nhận xét.
- Kết nối- giới thiệu bài.
2. HĐ hình thành kiến thức mới:
2.1. HĐ 1: Nghe – viết
- GV đọc 6 câu đầu bài thơ: “Sư tử xuất quân”
- GV mời 1 HS đọc lại bài, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo.
+ Đoạn văn nói lên điều gì?
+ Tên bài được viết ở vị trí nào?
- GV hướng dẫn HS: Về hình thức, bài viết chính tả có 6 dòng thơ lục bát (dòng trên 6 chữ, dòng dưới 8 chữ). Chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa. Dòng 6 lùi vào 2 ô tính từ lề vở. Dòng 8 lùi vào 1 ô. 
+ Hướng dẫn HS viết từ khó:
- Đọc cho học sinh viết các từ khó vào bảng con: xuất quân, trổ tài, khỏe yếu, muôn loài, tùy tài, mưu kế, luận bàn 
- Nhận xét, chỉnh sửa lỗi cho học sinh.
+ Hướng dẫn HS viết:
- GV đọc yêu cầu HS chép vào vở. 
GV theo dõi, uốn nắn.
- GV đọc lại bài cho HS soát lỗi
- GV nhận xét, đánh giá 5 – 7 bài 
2.1. HĐ 2: Làm bài tập chính tả
Bài 2: Tìm và viết tên các con vật
a, Bắt đầu bằng chữ ch hoặc tr
b, Có dấu hỏi hoặc dấu ngã.
HDTH
2.2. HĐ 2: Tập viết chữ V
* Quan sát mẫu chữ hoa V
- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ mẫu V:
+ GV chỉ chữ mẫu trong khung chữ, hỏi HS: Chữ V hoa cao mấy li, có mấy ĐKN? Được viết bởi mấy nét?
- GV chỉ chữ mẫu và miêu tả:
+ Nét 1: Là kết hợp của hai nét cơ bản: cong trái và thẳng ngang (giống ở đầu các chữ hoa H, I, K). 
+ Nét 2: thẳng đứng (hơi lượn ở hai đầu).
+ Nét 3: Móc xuôi phải, lượn ở phía dưới. 
- GV chỉ dẫn cho HS và viết chữ V hoa trên bảng lớp:
+ Nét 1: Đặt bút trên ĐK 5, viết nét cong trái rồi lượn ngang; dừng bút trên ĐK 6. 
+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng đầu bút đi xuống để viết nét trên thẳng đứng lượn ở hai đầu; đến ĐK 1 thì dừng lại.
+ Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2, chuyển hướng đầu bút lượn lên để viết tiếp nét móc xuôi phải; dừng bút ở ĐK 5.
- GV chiếu video viết mẫu chữ V hoa cỡ vừa (5 li) ; kết hợp nhắc lại cách viết.
- GV yêu cầu HS viết chữ hoa V trong vở Luyện viết 2.
* Hướng dẫn viết câu ứng dụng
 - GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng 
“Vững như kiềng ba chân.”
- GV giải thích cho HS nghĩa của câu ứng dụng: Con người đã có quyết tâm thì dù bị người khác ngăn trở cũng sẽ vẫn vững vàng, không thay đổi quyết định của mình. 
- Hướng dẫn HS quan sát nhận xét độ cao của các con chữ trong câu ứng dụng?
- GV nhận xét, bổ sung
3. HĐ thực hành, luyện tập
 Tập viết: Viết câu ứng dụng (HDTH)
“Vững như kiếng ba chân”vào vở Luyện viết 2, tập hai
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Dặn dò HS về nhà luyện viết thêm phần bài ở nhà.
- HS viết bảng con:
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc lại đoạn thơ, cả lớp đọc thầm theo.
- 6 dòng thơ đầu bài thơ Sư tử xuất quân nói về việc sư tử biết nhìn người giao việc. 
+ Tên bài được viết ở giữa trang vở, cách lề khoảng 4 ô li.
- HS lắng nghe
- HS viết từ khó vào bảng con
- HS chép bài vào vở
- HS đọc lại bài, tự chữa lỗi bằng bút chì .
- HS lắng nghe, tự sửa bài của mình.
- HS thực hiện ở nhà
- HS thực hiện ở nhà
- HS quan sát chữ mẫu
- HS trả lời: Chữ V hoa cao 5 li, có 6 ĐKN. Được viết bởi 3 nét. 
- HS quan sát, tiếp thu. 
- HS quan sát trên màn hình. 
- HS viết bài. 
- HS đọc câu ứng dụng.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát và nhận xét độ cao của các chữ cái.
+ Độ cao của các chữ cái: Chữ V hoa (cỡ nhỏ) và các chữ h, g, k, b cao 2.5 li. Những chữ còn lại (u, n, i, e, c, a, â) cao 1 li.
+ Cách đặt dấu thanh: dấu ngã trên chữ ư; dấu huyền đặt trên ê.
+ Khoảng cách giữa các chữ bằng 1 con chữ o
- HS làm bài ở nhà
- HS lắng nghe và thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG SAU BÀI DẠY:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: 
LUYỆN NÓI VÀ NGHE: 
QUAN SÁT ĐỒ CHƠI HÌNH MỘT LOÀI VẬT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Biết thực hành nói lời đề nghị, lời từ chối và đáp lại lời từ chối đúng tình huống.
- Quan sát một đồ vật, đồ chơi hình một loài vậy (tranh, ảnh một loài vật). Ghi lại những điều đã quan sát. Nói lại được rõ ràng, mạnh dạn, tự tin những gì đã quan sát và ghi lại. Bài nói thể hiện tình cảm yêu quý các loài động vật. 
2. Năng lực:
- Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
- Lắng nghe ý kiến của các bạn. Biết nhận xét, đánh giá ý kiến của bạn.
3. Phẩm chất:
- Yêu thích đồ chơi hình loài vật
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Máy tính, slie bài giảng, video bài hát “Búp bê bằng bông”
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Hoạt động mở đầu:
- Cho HS hát bài : “Búp bê bằng bông”
- GV dẫn dắt, kết nối vào bài: 
- GV chiếu tên bài
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động 1: Thực hành nói lời từ chối và đáp lời từ (Bài tập 1)
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1: Cùng bạn thực hành nói và đáp lời đồng ý trong các tình huống sau:
- GV yêu cầu từng cặp HS thực hành nói lời đồng ý và đáp lời không đồng ý. 
- GV mời một số cặp HS tiếp nối nhau báo cáo trước lớp. 
GV: Khi người khác rủ mình làm một việc làm mà mình cho là không đúng thì mình cần xử sự như thế nào?
Hoạt động 2: Quan sát đồ vật, đồ chơi hình loài vật (tranh, ảnh) và ghi chép (Bài tập 2)
- GV mời 2 HS đọc nối tiếp yêu cầu bài tập 2:
 Quan sát:
a. Mang đến lớp đồ vật, đồ chơi hình một loài vật (tranh ảnh loài chim) em yêu thích. 
b. Quan sát đồ vật, đồ chơi (tranh ảnh) và ghi lại kết quả quan sát. 
c. Nói lại với các bạn kết quả quan sát. 
+ HS2 đọc gợi ý:
- GV yêu cầu HS bày lên những gì các em mang đến: đồ vật, đồ chơi hình loài vật (tranh, ảnh). GV nhắc HS nào không có đồ vật sẽ chọn nói về một đồ chơi, tranh ảnh trong SGK hoặc nói về đồ chơi thầy cô giới thiệu. 
- GV mời HS tiếp nối nhau nói về đồ chơi, tranh ảnh loài vật sẽ quan sát. 
- GV yêu cầu HS:
+ Quan sát đồ vật, đồ chơi hình loài vật hoặc tranh ảnh về một loài vật, hỏi GV về tranh, ảnh loài chim đó. 
+ Quan sát, ghi lại vào vở những điều mình quan sát được. 
- GV mời một số HS tiếp nối nhau giới thiệu trước lớp kết quả quan sát được kèm đồ chơi (tranh, ảnh) loài vật. 
- GV khen ngợi những HS quan sát tốt, có những ý mới, ý hay, diễn đạt trôi chảy.
- GV nhận xét, đánh giá. 
3. HĐ vận dụng, trải nghiệm:
H: Bài học hôm nay em biết thêm được điều gì?
- Giáo viên nhận xét tiết học. Khen ngợi, biểu dương HS, nhóm HS thực hiện tốt nhiệm vụ học tập.
- Dặn dò HS về nhà kể lại những điều đã quan sát cho người thân nghe, chuẩn bị Bài viết 2 “Viết về đồ chơi hình một loài vật”
- HS hát kết hợp vận động phụ họa
- HS lắng nghe
- HS nối tiếp nhắc lại tên bài.
- HS đọc yêu cầu BT
- HS thực hành theo nhóm 6.
- HS trình bày:
+ a. Bạn rủ em hái hoa trong công viên. 
HS1: Chúng mình vào công viên hái hoa đi.
HS2: Không được đâu, hoa của công viên là của chung, không được hái hoa đâu bạn.
HS1: Bạn nói đúng đó. Mình quên mất. 
b. Bạn rủ em trêu chọc một con vật trong vườn thú.
HS1: Chúng mình cùng hét thật to để dọa con khỉ này đi.
HS2: Không được đâu, công viên có quy định không được trêu chọc, kích động loài thú. 
HS1: Mình nhớ rồi. 
c. Em rủ anh (chị) chơi trò ném thú bông trong nhà.
HS1: Anh ơi, mình cùng chơi trò ném thú nhồi bông trong phòng đi?
HS2: Không được đâu em, làm thế các con thú nhồi bông sẽ rách ngay.
HS1: Ồ, thế thì không được anh nhỉ. 
- Khi người khác rủ mình làm một việc làm mà mình cho là không đúng thì mìnhf phải nói lời từ chối một cách lịch sự và khuyên bạn không nên làm như vậy.
- HS đọc yêu cầu BT 
- HS mang đồ chơi để lên bàn
- HS giới thiệu đồ vật sẽ quan sát. 
- HS ghi lại những điều đã quan sát được. 
- HS trình bày.
- HS nhận xét. 
- HS chia sẻ
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe, thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG SAU BÀI DẠY:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_2_sach_canh_dieu_tuan_25_nam_hoc_2021_2022_nguye.docx