Giáo án Tự nhiên và Xã hội 2 - Bài 13+14
BÀI 13: HOẠT ĐỘNG GIAO THÔNG (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Phân biệt được một số loại biển báo giao thông (biển báo chỉ dẫn, biển báo cấm, biển báo nguy hiểm) qua hình ảnh.
- Giải thích được sự cần thiết phải tuân theo quy định của các biển báo giao thông.
- Vận dụng được trong thực tế cuộc sống khi tham gia giao thông.
- Có ý thức thực hiện và tuyên truyền người khác tuân thủ các quy định của biển báo giao thông.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Có ý thức tuân thủ được một số luật giao thông khi tham gia giao thông.
- Chia sẻ với những người xung quanh cùng thực hiện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Phiếu học tập
- HS: SGK.
Tự nhiên và Xã hội BÀI 13: HOẠT ĐỘNG GIAO THÔNG (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: *Kiến thức, kĩ năng: - Kể được tên các loại đường giao thông. - Nêu được một số phương tiện giao thông và tiện ích của chúng. *Phát triển năng lực và phẩm chất: - Có ý thức tuân thủ được một số luật giao thông khi tham gia giao thông. - Chia sẻ với những người xung quanh cùng thực hiện. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Phiếu học tập - HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: Cho HS chơi trò chơi “ Đèn giao thông” - HS làm 2 tay như xe chạy và nghe tín hiệu cô giáo hô. Đèn xanh thì 2 tay chạy bình thường, đèn vàng 2 tay chạy chậm và đèn đỏ hai tay dừng lại. - HS kể một số phương tiện giao thông mà em biết. - GV tuyên dương, khen ngợi à dẫn dắt vào bài học “ Hoạt động giao thông” 2. Khám phá: Kể tên các phương tiện giao thông, đường giao thông và tiện ích của chúng. - GV cho HS quan sát tranh và thảo luận theo nhóm. + Nói tên các phương tiện giao thông mà bạn Minh đã sử dụng khi đi du lịch cùng gia đình? + Mỗi phương tiện đó đi trên loại đường giao thông nào? + Các phương tiện giao thông có tiện ích gì? - Mời đại diện nhóm chia sẻ. - Nhận xét, khen ngợi. Liên hệ thực tế - Gv có thể hỏi các câu hỏi cho HS liên hệ + Hằng ngày em đến trường bằng phương tiện giao thông nào? + em đã được đi những phương tiện giao thông nào? - GV nhận xét. - YC hoạt động nhóm tổ, quan sát từ tranh 5 đến tranh 7 thảo luận về : + Nhóm 1, 2: Các phương tiện trong tranh là những phương tiện nào, loại đường giao thông tương ứng của chúng. + Nhóm 3, 4: Tiện ích của các phương tiện giao thông đó. - Tổ chức cho HS chia sẻ, trình bày kết quả thảo luận. - GV chốt, nhận xét, tuyên dương HS. 3. Thực hành: Cho HS chơi trò chơi “ Tiếp sức” thi kể tên các phương tiện giao thông tương ứng với loại đường giao thông như SGK. - Chia lớp làm 3 nhóm tổ. HS thứ nhất nói: Đường bộ danh cho ô tô à HS thứ 2 nói thêm 1 phương tiện tương ứng với loại đường giao thông đó cứ như vậy cho đến hết nhóm. - Gọi nhóm HS lên chơi trước lớp - GV nhận xét, khen ngợi. 4. Vận dụng: - Gv cho HS làm phiếu bài tập trả lời câu hỏi: + Ở địa phương em có các loại đường giao thông nào? Người dân thường sử dụng các phương tiện giao thông gì? + Các phương tiện giao thông đó đem lại tiện ích gì cho người dân địa phương em? - GV cho HS chia sẻ trước lớp - HS đọc và ghi nhớ lời chốt của ông mặt trời HĐ nối tiếp: - Hôm nay em học được những gì? - Nhận xét giờ học. - HS chơi - 2-3 HS chia sẻ. - HS thảo luận. + máy bay, xe khách, tàu hỏa, thuyền + đường hàng không, đường bộ, đường thủy + giúp di chuyển nhanh hơn - HS đại diện các nhóm chia sẻ. - HS chia sẻ. - HS thực hiện theo hướng dẫn. + xe nâng đường bô, máy bay đường hàng không, tàu thủy đường thủy. + Xe nâng dùng để nâng hàng hóa lên cao, máy bay chở hàng và chở người, tàu thủy chở hàng hóa. - HS chia sẻ. - HS chơi - HS làm PBT - HS chia sẻ - HS trả lời. IV. Điều chỉnh sau tiết học: ....................................................................................... Tự nhiên và Xã hội BÀI 13: HOẠT ĐỘNG GIAO THÔNG (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: *Kiến thức, kĩ năng: - Phân biệt được một số loại biển báo giao thông (biển báo chỉ dẫn, biển báo cấm, biển báo nguy hiểm) qua hình ảnh. - Giải thích được sự cần thiết phải tuân theo quy định của các biển báo giao thông. - Vận dụng được trong thực tế cuộc sống khi tham gia giao thông. - Có ý thức thực hiện và tuyên truyền người khác tuân thủ các quy định của biển báo giao thông. *Phát triển năng lực và phẩm chất: - Có ý thức tuân thủ được một số luật giao thông khi tham gia giao thông. - Chia sẻ với những người xung quanh cùng thực hiện. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Phiếu học tập - HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động: Cho HS hát bài hát An toàn giao thông à dẫn vào bài học. 2. HĐ khám phá: - GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.50 - YCHS thảo luận theo cặp để thực hiện các yêu cầu: + Nói tên và ý nghĩa của các biển báo giao thông? + Chỉ những biển báo giống nhau về hình dạng, màu săc? + Phân loại các biển báo giao thông đó vao nhóm: biển báo chỉ dẫn, biển báo cấm, biển báo nguy hiểm? - Gọi nhóm chia sẻ - GV nhận xét, khen ngợi. 3. Hoạt động thực hành - GV cho HS làm PBT có mẫu bảng như SGK/ 50 - Gọi HS chia sẻ trước lớp - Gv nhận xét, khen ngợi. HS đọc và ghi nhớ lời chốt của ông mặt trời 4. Hoạt động vận dụng: - Gọi HS đọc yêu cầu vận dụng, cho HS quan sát tranh vẽ đường đi của Hoa. - HS thảo luận nhóm: + Hoa cần chú ý biển báo giao thông nào? + Hãy hướng dẫn hoa đi đến trường an toàn? + Vì sao Hoa phải tuân thủ quy định của các biển báo giao thông đó? - HS chia sẻ trước lớp - GV nhận xét chốt ý * HS đọc và ghi nhớ lời chốt của ông mặt trời - Yêu cầu HS quan sát hình chốt và nói hiểu biết của mình về nội dung hình? - GV nhận xét, chốt ý. - Hôm nay em được ôn lại nội dung nào đã học? - Sưu tầm 1 số tranh ảnh về phương tiện giao thông và biển báo giao thông. - Nhận xét giờ học. - 2-3 HS nêu. - HS thảo luận sau đó chia sẻ trước lớp. - HS trả lời. - HS làm PBT - HS chia sẻ + biển sang đường dành cho người đi bộ, đèn tín hiệu giao thông để sang đường + cần đi trên vỉa hè, sang đường khi các phương tiện giao thông đã dừng lại +Để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho người khác. - HS chia sẻ IV. Điều chỉnh sau tiết học: ....................................................................................... Tự nhiên và Xã hội BÀI 14: CÙNG THAM GIA GIAO THÔNG (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: *Kiến thức, kĩ năng: - Nêu được các quy định khi đi trên một số phương tiện giao thông ( xe máy, xe buýt, đò ) và chia sẻ với những người xung quanh cùng thực hiện. - Dự đoán/ nhận biết được các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi tham gia giao thông. *Phát triển năng lực và phẩm chất: - Chấp hành tốt các quy định khi tham gia giao thông - xử lý được các tình huống đơn giản khi tham gia giao thông - Tham gia giao thông an toàn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài; Phiếu học tập. - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: Em hãy nói về một tình huống giao thông nguy hiểm? Theo em tại sao lại xảy ra tình huống đó? à GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2. Khám phá: *Hoạt động 1: Tìm hiểu các quy định khi đi trên phương tiện giao thông - YC HS quan sát hình trong sgk/tr.52 - Cho HS thảo luận nhóm và cho biết các quy định khi đi trên phương tiện giao thông? - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. - Gv tổng kết: Để đảm bảo ATGT cần tuân thủ các quy định khi đi trên phương tiện giao thông như đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, thắt dây an toàn khi đi ô tô - Cho HS kể thêm 1 số quy định khi đi trên phương tiện giao thông mà em biết? Hoạt động 2: Dự đoán/ nhận biết tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi tham gia giao thông - YC HS quan sát hình trong sgk/tr.53, chia lớp làm 6 nhóm mỗi nhõm quan sát 1 hình và dự đoán điều gì sẽ xảy ra? Vì sao? + Nhóm 1: Hình 6 + Nhóm 2: Hình 7 + Nhóm 3: Hình 8 + Nhóm 4: Hình 9 + Nhóm 5: Hình 10 + Nhóm 6: Hình 11 - Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận. nhóm khác bổ sung - Nhận xét. - Gv đưa thêm 1 số tình huống các em gặp hằng ngày và đưa ra ý kiến của bản thân HS - Nhận xét, chốt ý 3. HĐ nối tiếp: - Hôm nay em được biết thêm được điều gì qua bài học? - Nhắc HS về nhà kể với người thân về đèn tín hiệu và các biển báo giao thông đã học - HS chia sẻ. - HS thảo luận theo nhóm 4. - HS thực hiện. - 3-4 HS chia sẻ trước lớp. - HS thảo sau đó chia sẻ trước lớp. - HS chia sẻ. - HS chia sẻ IV. Điều chỉnh sau tiết học: ....................................................................................... Tự nhiên và Xã hội BÀI 14: CÙNG THAM GIA GIAO THÔNG (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: *Kiến thức, kĩ năng: - Biết cách xử lý các tình huống đơn giản xảy ra khi bản thân hoặc người thân tham gia giao thông. - Tuyên truyền và hướng dẫn người khác biết chấp hành các quy định về trât tự an toàn giao thông. *Phát triển năng lực và phẩm chất: - Chấp hành tốt các quy định khi tham gia giao thông - xử lý được các tình huống đơn giản khi tham gia giao thông - Tham gia giao thông an toàn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài; Phiếu học tập. - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: - Cho HS hát và vận động theo bài hát “ em đi qua ngã tư đường phố” . - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2. Thực hành: - Gọi HS nêu tình huống. - Chia lớp làm 4 nhóm. Cho 2 nhóm đóng vai xử lý 1 tình huống. + Nhóm 1 + 2: em sẽ làm gì, nói gì khi thấy người khác đã uống rượu bia mà vẫn định lái xe? + Nhóm 3 + 4: em sẽ nói và làm gì khi chứng kiến 1 bạn đang chuẩn bị chui qua rào chắn nơi giao nhau với đường sắt khi tàu sắp đến? - HS thảo luận đưa ra cách xử lý à lên đóng vai trước lớp. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. 3. Vận dụng: - Tổ chức cho HS làm việc theo cặp đôi viết lời cổ động, vẽ tranh cổ động tuyên truyền thực hiện an toàn giao thông khi đi trên các phương tiện giao thông. - Cho HS trưng bày sản phẩm tại góc học tập. - Gv nhận xét, tuyên dương.. 4. Tổng kết: - HS đọc và ghi nhớ lời chốt của ông mặt trời - HS quan sát hình chốt và nói theo hiểu biết của mình về hình ảnh đó. - GV nhận xét, chốt ý - Hôm nay em được biết thêm được điều gì qua bài học? - dặn HS về chia sẻ với người thân về các quy định khi tham gia giao thông. - Tuyên truyền và hướng dẫn người khác biết chấp hành các quy định về trật tự an toàn giao thông. - Nhận xét giờ học? - HS thực hiện. - HS thảo luận theo nhóm. - HS đại diện nhóm chia sẻ trước lớp. - HS làm theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp. - 2-3 HS đọc. - 2-3 HS nêu. - HS chia sẻ. IV. Điều chỉnh sau tiết học: .......................................................................................
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_2_bai_1314.doc