Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 2 - Bài 7: An toàn khi ở trường

Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 2 - Bài 7: An toàn khi ở trường

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

 Nêu được một số tình huống nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra trong khi tham gia các hoạt động ở trường và cách phòng tránh.

- Năng lực chung:

Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

- Năng lực riêng:

• Phân tích được nguyên nhân dẫn đến một số tình huống nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra trong khi tham gia các hoạt động ở trường.

3. Phẩm chất

- Đề xuất được cách phòng tránh nguy hiểm, rủi ro khi tham gia các hoạt động ở trường và vận động các bạn cùng thực hiện.

2.Đồ dùng dạy học

a. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Các hình trong SGK.

- Vở Bài tập Tự nhiện và Xã hội 2.

- Video clip: Xác định một số tình huống nguy hiểm, rủi ro khi chơi kéo co, khi đi tham quan và cách phòng tránh.

b. Đối với học sinh

- SGK.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

 

docx 6 trang Hà Duy Kiên 18671
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 2 - Bài 7: An toàn khi ở trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Bài 7: AN TOÀN KHI Ở TRƯỜNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 Nêu được một số tình huống nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra trong khi tham gia các hoạt động ở trường và cách phòng tránh. 
Năng lực chung: 
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng: 
Phân tích được nguyên nhân dẫn đến một số tình huống nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra trong khi tham gia các hoạt động ở trường. 
3. Phẩm chất
Đề xuất được cách phòng tránh nguy hiểm, rủi ro khi tham gia các hoạt động ở trường và vận động các bạn cùng thực hiện. 
2.Đồ dùng dạy học 
a. Đối với giáo viên
Giáo án.
Các hình trong SGK.
Vở Bài tập Tự nhiện và Xã hội 2. 
Video clip: Xác định một số tình huống nguy hiểm, rủi ro khi chơi kéo co, khi đi tham quan và cách phòng tránh. 
b. Đối với học sinh
SGK. 
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Các con thân mến! Để khởi động cho một tiết học thật là vui thì cả lớp chúng mình cùng chơi một trò chơi nhé. Trò chơi có tên là đuổi hình bắt chữ. Nhiệm vụ của chúng mình là nhìn vào từng bức tranh và đoán tên các trò chơi .các con đã nắm được luật chơi chưa nào?
Các con đã chơi thật là vui rồi. Bây giờ cùng học bài mới nhé.
B. BÀI MỚI:
I.GTB: Tiết trước chúng mình đã được học bài TNXH: An toàn khi ở trường. Các con đã biết cách phòng tránh nguy hiểm và rủi ro khi tham gia hai hoạt động: đó là hoạt động kéo co và hoạt tham quan trải nghiệm. Tuy nhiên ở trường của chúng mình vẫn còn có rất là nhiều những hoạt động khác. Vậy làm cách nào để phòng tránh được tất cả những nguy hiểm và rủi ro đó thì cô trò mình lại tiếp tục học tiết hai của bài: An toàn khi ở trường.
GV ghi đầu bài
HS nhắc lại: Bài 7: An toàn khi ở trường
Ở tiết hai ngày hôm nay chúng ta sẽ thực hành, xác định những tình huống nguy hiểm, rui ro và cách phòng tránh khi tham gia các hoạt động ở trường. Cô mời các con cùng mở SGK trang 37. 
II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG
Bây giờ cô mời một bạn đọc cho cô yêu cầu đầu tiên trong sách trang 37.
HS đọc: Hãy nêu tình huống nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra khi tham gia một hoạt động khác ở trường và cách phòng tránh.
Cô cảm ơn con: Bây giờ các con hãy nhìn cho cô vào trong SGK. Có hai bức tranh và các con hãy suy nghĩ xem chúng ta có thể gặp những tình huống nguy hiểm hoặc rủi ro nào khi tham gia các hoạt động ơt trường nhỉ?
À! Đúng rồi, cô cảm ơn con
-Cô muốn lắng nghe một ý kiến khác nào
-À. Đấy cũng là môt tình huống nguy hiểm đúng k con.cô mời một ý kiến khác nữa nào.
Đúng rồi, đó cũng là một tình huống rủi do đúng k nhỉ.
Còn bạn nào có ý kiến khác nữa không...
HS trả lời( dự kiến)
-Con thưa cô: trong giờ học thủ công có thể bị đứt tay ạ
- khi chơi đá bóng có thể bị (bong gân, trẹo chân hoặc bị ngã .)
-Khi nhảy dây có thể bị dây cuốn vào chân và ngã....
 ..
Vừa rồi cô thấy các con đã nêu được những tình huống nguy hiểm, hoặc rủi do khi tham gia các HĐ ở trường rất là tốt. Bây giờ nhiệm vụ tiếp theo của chúng mình đó là gì? Mời các con cùng hướng mắt lên trên bảng nhé.
Mỗi nhóm sẽ lựa chọn một trong số các HĐ này để thảo luận về các tình huống nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra khi tham gia các HĐ đó. Sau đó ban nhóm trưởng sẽ điều khiển cho nhóm mình lựa chọn hoạt động để ghi vào trong bảng thảo luận. Những tình huống nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra, và trong nhóm các con cũng sẽ bàn cách phòng tránh những tình huống đó. Bạn thư ký sẽ lắng nghe ý kiến thảo luận của nhóm và ghi vaò trong bảng. Hết thời gian 5phut cô sẽ gọi đại diện các nhóm lên trình bày.
Các con có nghe thấy và nhớ nhiệm vụ của mình chưa?
Bây giờ cô mời các con cùng thảo luận nhé.( GV vào phòng quan sát hướng dẫn hs thảo luận)
Hs thảo luận nhóm trong zoom
Cô thấy chúng mình đã thảo luận song rồi. Bây giờ cô mời các con lắng nghe phần báo cáo kết quả của từng nhóm nhé. Nhóm nào xung phong lên báo cáo đầu tiên.
-Cô mời đại diện nhóm: .
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
(gắn bảng thảo luận lên bảng. Hs cầm que chỉ và trình bày kết quả của nhóm mình: tình huống trong giờ ra chơi .)
Con thưa cô nhóm con lựa chọn tình huống trong giờ ra chơi .( Tình huống nguy hiểm là trượt, đu bám vào tay vịn cầu thang. Cách phòng tránh là không đu bám vào tay vịn cầu thang.
Vừa rồi chúng mình đã được nghe phần báo cáo kết quả của môt nhóm. Còn nhóm nào muốn báo cáo nữa không? 
-cô mời đại diện nhóm....
Đại diện nhóm lên bảng trình bày kết quả.
-Con thưa cô tình huống của nhóm con là ngã cau thang ạ ( không được chạy và chen lấn khi đi cầu thang ạ)
Gv nhận xét, tuyên dương: Vừa rồi chúng đã được lắng nghe ý kiến báo cáo của một nhóm. Còn nhóm nào muốn báo cáo tiếp nữa không?
Chúng mình vừa được lắng nghe ý kiến thảo luận của hai nhóm. Hai nhóm đã báo cáo rất là tốt rồi. Vậy còn nhóm nào muốn tiếp tục được báo cáo về những tình huống nguy hiểm và rủi do khi tham gia các HĐ ở trương nữa không?
-Cô mời đại diện nhóm:
Hs trình bày
GV mời lần lượt từng nhóm trình bày trước lớp. Sau mỗi lượt báo cáo: gv nhận xét, phân tích và tuyên dương hs
Vừa rồi cô đã được lắng nghe tất cả ý kiến thảo luận của các nhóm và các con đã đưa ra được cách phòng tránh nguy hiểm rủi ro rất là tốt. Khô khen tất cả lớp chúng mình nào .
Lớp vỗ tay
Các con ạ. Việc xác định được các tình huống nguy hiểm, rủi ro trước khi tham gia các hoạt động ở trường đã đem lại cho chúng mình rất là nhiều những lợi ích. Ai có thể nói cho cô và các bạn nghe được đó là những lợi ích gì không?
Cô cảm ơn ý kiến của con 
Cô muốn nghe thêm một ý kiến nữa nào
Gọi từ 2-3 hs
HSTL: con thưa cô sẽ đem lại lợi ích là học tập tốt hơn ạ.
HSTL 
Vừa rồi các con đã nêu được rất là nhiều những lợi ích do việc xác định trước những tình huống nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra khi tham gia vào các hoạt động ở trường. Điều đó đem lại cho chúng ta những sự an toàn và để chúng ta nhắc nhở các bạn thực hiện cho tốt. Bây giờ hãy lắng nghe xem lời bạn ong nhắc chúng ta điều gì nhé. Các con cùng hướng mắt lên màn hình nào. Cô mời một bạn đọc to lời bạn ong.
 GV chiếu sl
Cô cảm ơn con còn bạn nào muốn đọc lời bạn ong nữa không
HS đọc
Hs đọc
Như vậy ngày hôm nay chúng ta đã được tìm hiểu và thực hành, xác định những tình huống nguy hiểm rủi ro có thể xảy ra khi tham gia các hoạt động ở trường, và các con hãy nhắc nhở các bạn trong lớp mình cùng thực hiện tốt điều đó để giữ an toàn cho chính mình nhé.
Củng cố - dặn dò : qua bài học ngày hôm nay các con đã được biết thêm những điều gì nữa nào?
HSTL: con thưa cô qua bài học ngày hôm nay con đã được biết là những hoạt động vui chơi và học tập ở trên lớp có rất nhiều lợi ích. Nhưng trong các hoạt động đó còn chứa nhiều tình huống rủi ro mà phải cần thận để tránh ..
Đúng rồi đấy. chúng ta cần phòng tránh những nguy hiểm đó để giữ an toàn khi ở trường.
Vừa rồi các con đã học một tiết rất là tốt và sôi nổi
Điều chỉnh sau tiết dạy : ........................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_2_bai_7_an_toan_khi_o_truong.docx