Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 28: Phòng tránh rủi ro thiên tai

Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 28: Phòng tránh rủi ro thiên tai

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

• HS nêu và luyện tập được một số cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro khi bão, lũ, lụt xảy ra.

• Chia sẻ với mọi người xung quanh và cùng thực hiện phòng tránh rủi ro khi có bão, lũ, lụt.

2. Năng lực

Năng lực chung:

• Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

• Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

Năng lực chuyên biệt:

• Luyện tập và chia sẻ cùng thực hiện với những người xung quanh một số cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai thường xảy ra ở địa phương.

3. Phẩm chất

- HS có ý thức và trách nhiệm tham gia vào công tác ứng phó thiên tai.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

• Giáo án, SGK, SGV.

• Một số tranh, ảnh về thiên tai, mưa, bão, gió lốc, ngập, lụt.

• Một số đồ dùng, dụng cụ cần thiết khi đi sơ tán.

• Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

• SGK. Vở bài tập.

• Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

doc 10 trang Hà Duy Kiên 27/05/2022 5092
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 28: Phòng tránh rủi ro thiên tai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI 28: PHÒNG TRÁNH RỦI RO THIÊN TAI
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
HS nêu và luyện tập được một số cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro khi bão, lũ, lụt xảy ra.
Chia sẻ với mọi người xung quanh và cùng thực hiện phòng tránh rủi ro khi có bão, lũ, lụt.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
Năng lực chuyên biệt:
Luyện tập và chia sẻ cùng thực hiện với những người xung quanh một số cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai thường xảy ra ở địa phương.
3. Phẩm chất
- HS có ý thức và trách nhiệm tham gia vào công tác ứng phó thiên tai. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
Giáo án, SGK, SGV.
Một số tranh, ảnh về thiên tai, mưa, bão, gió lốc, ngập, lụt.
Một số đồ dùng, dụng cụ cần thiết khi đi sơ tán. 
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
SGK. Vở bài tập.
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết 1
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú và khơi gợi những hiểu biết của HS về các phương pháp giảm nhẹ rủi ro, thiệt hại do các hiện tượng bão, lũ, lụt gây ra.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt vấn đề: Nước ta là một trong những quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Hằng năm có rất nhiều cơn bão, trận lũ càn quét qua, gây ra tăng thương cho biết bao gia đình, thiệt hại to lớn về của cải vật chất của người dân. Vậy chúng ta cần làm gì để giảm nhẹ tác hại của các loại thiên tai này gây ra. Chúng ta cùng tìm câu trả lời trong bài ngày hôm nay - Bài 28: PHÒNG TRÁNH RỦI RO THIÊN TAI 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Rủi ro khi có bão, lũ, lụt.
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết một số rủi ro có thể xẩy ra khi có bão, lũ, lụt.
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi, trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát tranh 1 trang 114 sgk và trả lời câu hỏi:
Câu 1: Thời tiết trong hình 1 như thế nào?
Câu 2: Các bạn trong tranh đang làm gì? 
Câu 3: Điều gì có thể xảy ra với các bạn này?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS quan sát tranh trong SGK và thực hiện yêu cầu.
GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi HS đại diện đứng dậy trả lời.
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét
Kết luận:
v Khi có bão, mưa to, gió lớn, chúng ta không nên đi ra ngoài, không nên ở gần khu vực biển, dòng nước.
1. Rủi ro khi có bão, lũ, lụt.
Câu 1: Bầu trời đầy mây đen, gió thổi mạnh, nước biển dâng cao, song đánh mạnh.
Câu 2: Các bạn đang ngồi ở bờ kè chơi.
Câu 3: Các bạn có thể gặp tai nạn nguy hiểm khi cơn bão ập đến.
Hoạt động 2: Những việc cần làm khi có bão, lũ lụt.
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết và thực hiện được những việc nên làm và không nên làm khi có bão, lũ, lụt.
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi, trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV treo sơ đồ tranh 2, 3 sgk trang 114 và tranh 4, 5 sgk trang 115 và yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi:
Câu 1: Bạn nhỏ trong hình 2 nói gì với mẹ? Tại sao việc theo dõi thông tin về bão là cần thiết? 
Câu 2: Các bạn trong hình 3 đang làm gì? Rủi ro gì có thể xảy ra cho các bạn? 
Câu 3: Chuyện gì xảy ra trong hình 4? Gia đình bạn nhỏ đang làm gì? Vì sao? 
Câu 4: Trong hình 5, thời tiết bên ngoài như thế nào? Bạn trong hình đang làm gì? Bạn có được an toàn không? 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS quan sát tranh và thực hiện yêu cầu.
GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi HS đại diện đứng dậy trả lời.
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức:
 v Để phòng tránh các rủi ro, thiệt hại do thiên tai, bão lũ chúng ta cần phải cẩn thận và thường xuyên theo dõi các thông tin dự báo về thiên tai để kịp thời ứng phó. 
2. Những việc cần làm khi có bão, lũ, lụt.
Câu 1: bạn nhỏ nói với mẹ: “Ngày mai bão vẫn còn ạ?”. Chúng ta phải thường xuyên theo dõi tình hình diễn biến của bão trên đài phát thanh địa phương, TV để dự kiến các việc làm ứng phó kịp thời với tình hình bão. 
Câu 2: Các bạn ngồi chênh vênh trên phao, thả trôi theo dòng nước lũ khi trời đang mưa to. Các bạn có thể gặp tai nạn đuối nước, lật phao, nguy hiểm đến tính mạng.
Câu 3: Nước lũ dâng cao ở khu vực gia đình bạn nhỏ sinh sống. Gia đình bạn nhỏ đang di tản ra khỏi vùng lũ. Vì nếu không di tản sẽ gặp nguy hiểm đến tính mạng. 
Câu 4: Thời tiết bên ngoài đang đổ mưa to, gió lớn kèm theo sấm chớp. Bạn nhỏ trong hình đang sử dụng máy vi tính. Bạn nhỏ có thể gặp nguy hiểm. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu các vật dụng cần thiết mang theo khi đi sơ tán.
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định những vật dụng cần thiết mang theo khi đi sơ tán. 
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi, trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV chia nhóm cho HS và tổ chức thi đua giữa các nhóm. 
- Một nhóm đặt câu hỏi, nhóm khác tìm câu trả lời.
- GV cho các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu cần)
- GV rút ra kết luận: 
v Chúng ta chỉ mang theo những vật dụng cần thiết nhất như: nước uống, túi cứu thương, đèn pin, lương khô, khi đi sơ tán tránh bão, lũ, lụt.
Hoạt động 4: Đóng vai. 
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận thức và thực hành được một số kĩ năng cần có khi xảy ra mưa bão, lũ, lụt.
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh đóng vai.
c. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS quan sát hình 7, 8 sgk trang 115 và mời 2 HS lên bảng đóng vai. 
- GV giao nhiệm vụ: 1 HS đặt câu hỏi như trong hình và HS còn lại trả lời. 
- GV mời các HS còn lại nhận xét đánh giá câu trả lời, bổ sung ý kiến ( nếu cần).
- GV đề nghị HS giải thích câu trả lời của bạn.
- GV rút ra kết luận: 
v Em cần tìm nơi trú ẩn an toàn khi có thiên tai xảy ra. 
Hoạt động nối tiếp sau bài học: 
- GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu những phương pháp giảm thiểu rủi ro, thiệt hại mà các hiện tượng bão, lũ, lụt có thể gây ra. 
Tiết 2:
A. HOẠT DỘNG KHỞI ĐỘNG: 
a. Mục tiêu : Tạo hứng thú và khơi gợi lại nội dung của tiết học trước.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV gọi một số HS lên bảng nhắc lại những rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra do bão, lũ, lụt.
- GV nhận xét, dẫn dắt HS vào tiết 2 của bài học.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Những việc cần làm để hạn chế rủi ro, thiệt hại do bão, lũ, lụt. 
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết một số việc cần làm để giảm nhẹ rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra bởi các thiên tai, bão, lũ, lụt.
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi, trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát hình 9, 10, 11, 12 trang 116 trong sgk.
- GV chia nhóm HS và yêu cầu mỗi nhóm thảo luận trả lời câu hỏi để giải thích việc làm của mọi người trong mỗi hình và cho biết những việc làm này có lợi ích gì?
Câu 1: Thời tiết hình 9 như thế nào? Mọi người trong gia đình đang làm gì? 
Câu 2: Theo em, thiên tai gì đang xảy ra ở hình 9? Việc làm của mọi người trong hình có tác dụng gì?
Câu 3: Các chú công nhân ở hình 11 đang làm gì? Việc làm này để đề phòng chuyện gì? 
Câu 4: Tại sao chú công nhân phải tỉa bớt cành cây ở hình 12? Việc làm này để đề phòng chuyện gì? 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát tranh và thực hiện yêu cầu.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi HS đại diện đứng dậy trả lời.
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
 v Mọi người cần thực hiện những việc làm cần thiết để giảm nhẹ các rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra bởi thiên tai, bão, lũ, lụt. 
Câu 1: Thời tiết xấu, mưa to, ngập nước. mọi người đang hứng nước mưa từ máng chảy xuống vào xô, lu, chậu. 
Câu 2: Thiên tai đang xảy ra ở hình 9 là bão. Việc làm của mọi người nhằm tích trữ nước sạch để sử dụng sau cơn bão. 
Câu 3: Các chú công nhân đang nạo vét cống thoát nước. Việc làm này để đề phòng tắc nghẽn lối thoát nước khi trời mưa to, tranh gây ra ngập nước. 
Câu 4: Các chú công nhân ở hình 12 tỉa bớt cành cây để phòng trường hợp cây to, tán dài bị gió lốc quật đổ cây khi trời mưa lớn kèm theo gió lốc. 
Hoạt động 2: Việc cần làm trước, trong và sau khi có thiên tai.
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận thức và thực hiện được những việc cần làm trước, trong và sau khi có bão, lũ, lụt.
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi, trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS ghép nhóm đôi.
- GV yêu cầu các cặp HS hỏi và trả lời nhanh các câu hỏi:
Gia đình và bạn cần làm gì: 
a. Khi nghe tin sắp có bão, lũ, lụt?
b. Khi bão, lũ, lụt đang xảy ra.
c. Khi bão, lũ, lụt đã qua đi.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc câu hỏi và thực hiện yêu cầu.
GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời cặp HS phát biểu ý kiến
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
v Chúng ta cần thực hiện các việc làm phù hợp trước, trong và sau khi có bão, lũ, lụt. 
- HS theo dõi, lắng nghe. 
- Trao đổi theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi.
Hoạt động 3: Xác định những nơi trú ẩn an toàn ở địa phương khi có thiên tai.. 
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS liên hệ bản thân để nhận thức và thực hiện được việc cần làm khi xảy ra thiên tai ở địa phương, đồng thời biết được nơi trú ẩn an toàn ở địa phương.
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi về những lần bão lũ lụt đã từng xảy ra ở địa phương: 
 + Thời gian, địa điểm cụ thể. Thiệt hại về tài sản tính mạng con người như thế nào?
 + Những lần có xảy ra bão, lũ, lụt, các học sinh và gia đình có phải sơ tán không?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thảo luận và thực hiện yêu cầu.
GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS đóng vai, xử lí tình huống
- HS và GV cùng nhau nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV dặn dò HS cùng chia sẻ với bạn bè, người thân về những việc cần làm đề thê hiện sự yêu thương và quan tâm giữa các thế hệ trong gia đình.
Kết luận:
v Chúng ta cần biết những nơi an toàn và gần nnhaf nhất để có thể đến đó trú ẩn khi có bão, lũ, lụt.
- HS theo dõi, lắng nghe. 
- Trao đổi theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi.
Hoạt động 4: Trò chơi “ Bạn sẽ làm gì khi thiên tai xảy ra?”
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận thức và thực hiện những việc làm phù hợp trong một số tình huống thực tế xảy ra khi có bão, lũ, lụt. 
b. Nội dung: HS liên hệ bản thân và chia sẻ với cả lớp
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát hình 13 trang 117 trong sgk, trả lời câu hỏi:
Câu 1: Bạn nữ đứng ở bàn đang hô to điều gì? Trên bàn có những vật dụng gì?
Câu 2: Các bạn đeo mũ giấy có chữ hoặc hình ghi gì trên đầu? Các bạn còn lại đang làm gì? 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS quan sát, trả lời câu hỏi, chia sẽ với bạn bên cạnh
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi đại diện một vài HS chia sẻ
- HS và GV cùng lắng nghe và nhận xét
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV dẫn dắt HS để rút ra kết luận
v Để phòng trừ rủi ro khi thiên tai xảy ra em và gia đình cần nhanh chóng tìm nơi trú ẩn để an toàn chia sẻ thông tin với mọi người xung quanh để cùng thực hiện.
- Từ khóa của bài: RỦI RO - ỨNG PHÓ
- Bạn nữ hô to: “ Bão tới, bão tới”. Trên bàn đặt các đồ dùng vật dụng, đồ ăn thức uống. Các bạn đeo mũ giấy là các bảng tên “ Cột điện”, “ Trường học”, “ Trung tâm ý tế”, “ cây cối”. Các bạn còn lại sẽ lấy đồ vật cần thiết mang theo đi đến khu vực các bạn đeo bảng tên phù hợp để tránh bão. 
Hoạt động nối tiếp sau bài học: 
- GV yêu cầu HS ôn tập các bài 26, 27, 28 của chủ đề, sưu tầm hình ảnh về các mùa xuân, mùa hè, mùa thu, mùa đông, mùa khô, mùa mưa để chuẩn bị cho bài ÔN TẬP. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_bai.doc