Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài: Đường giao thông (2 tiết)

Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài: Đường giao thông (2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực đặc thù:

- Nhận thức khoa học:

+ Kể được tên các loại đường giao thông và một số phương tiện giao thông.

+ Phân loại được phương tiện giao thông ứng với các loại đường giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không.

2. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Tự quan sát và nêu được tên các loại đường giao thông và được một số phương tiện giao thông

3. Phẩm chất chủ yếu

Yêu nước, trách nhiệm: Yêu thiên nhiên và có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh chung khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

 1. Giáo viên: Sách Tự nhiên và Xã hội; bài hát, tranh, ảnh về các phương tiện giao thông, đường giao thông.

 2. Học sinh: SGK, tranh hoặc ảnh chụp về các phương tiện giao thông đã tham gia.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, trực quan, trò chơi, dạy học nêu vấn đề, thảo luận nhóm,

2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.

 

docx 7 trang Hà Duy Kiên 27/05/2022 12771
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài: Đường giao thông (2 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 – Tuần 2
CHỦ ĐỀ: CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG
BÀI: ĐƯỜNG GIAO THÔNG (2 tiết) – LỚP 2
TIẾT 1
I. MỤC TIÊU	
1. Năng lực đặc thù:
- Nhận thức khoa học: 
+ Kể được tên các loại đường giao thông và một số phương tiện giao thông. 
+ Phân loại được phương tiện giao thông ứng với các loại đường giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không. 
2. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự quan sát và nêu được tên các loại đường giao thông và được một số phương tiện giao thông 
3. Phẩm chất chủ yếu 
Yêu nước, trách nhiệm: Yêu thiên nhiên và có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh chung khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:	
	1. Giáo viên: Sách Tự nhiên và Xã hội; bài hát, tranh, ảnh về các phương tiện giao thông, đường giao thông.
	2. Học sinh: SGK, tranh hoặc ảnh chụp về các phương tiện giao thông đã tham gia.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, trực quan, trò chơi, dạy học nêu vấn đề, thảo luận nhóm, 
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động mong đợi 
của học sinh
5’
1. Hoạt động khởi động và khám phá
* Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về phương tiện giao thông để dẫn dắt vào bài học mới.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, 
* Cách tiến hành:
GV đố học sinh:
Cũng là có cánh
Bay lượn trên trời
Đưa đón mọi người
Đi khắp muôn phương.
 (Là cái gì?)
HS trả lời câu hỏi:
+ Câu đố nói đến cái gì/phương tiện giao thông gì?
+ Em hãy kể thêm một số phương tiện giao thông khác mà em biết. 
- GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: “Đường giao thông”.
- 2 - 3 HS trả lời:
+ Máy bay.
+ HS kể thêm một số phương tiện giao thông khác mà HS biết.
20’
2. Hoạt động hình thành, phát triển năng lực nhận thức, tìm hiểu: 
Hoạt động 1: Tìm hiểu đường giao thông 
* Mục tiêu: HS kể được tên các loại đường giao thông 
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận, hỏi - đáp, 
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS quan sát tranh 1, 2, 3, 4 trong SGK trang 40 và thảo luận, trả lời các câu hỏi:
+ Bạn An và mẹ đi đâu?
+ Bạn An đã đi trên những loại đường giao thông nào?
+ Kể tên những phương tiện giao thông bạn An đã tham gia?
- GV quan sát các nhóm trao đổi, có thể gợi ý để HS nói được tên các loại đường giao thông: 
+ Đầu tiên bạn An đi bằng phương tiện giao thông nào?
+ Phương tiện giao thông này chạy trên đường gì?
GV và HS cùng nhận xét và rút ra kết luận.
Kết luận: Nghỉ hè, mẹ cho An về quê chơi và thăm bà. An đã đi trên đường sắt, đường bộ, đường thuỷ bằng xe lửa, xe ô tô và ghe.
GV giới thiệu thêm cho HS loại đường giao thông khác (không có trong SHS/40)
* Ghi nhớ: Có các loại đường giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không.
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số phương tiện giao thông. 
* Mục tiêu: HS kể được tên một số phương tiện giao thông và phân loại được phương tiện giao thông ứng với các loại đường giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không. 
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Hỏi – đáp, trò chơi, 
* Cách tiến hành:
- GV đưa hình ảnh một số phương tiện giao thông a, b, c, d, e, g, h, i trong SHS trang 41.
- GV yêu cầu HS thảo luận hỏi đáp trong nhóm: Các loại phương tiện giao thông đó tương ứng với loại đường giao thông nào?
- GV tổ chức cho HS thi đua nối/ghép các loại phương tiện giao thông đó tương ứng với loại đường giao thông (đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không).
- GV và HS cùng nhận xét và rút ra kết luận.
* Kết luận: Có nhiều loại phương tiện giao thông tươg ứng với các loại đường giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không.
- HS quan sát tranh 1, 2, 3, 4 trong SGK trang 40 và trả lời các câu hỏi.
- HS cùng nhận xét và rút ra kết luận.
HS nêu: Đường hàng không
- HS đọc ghi nhớ.
- HS quan sát và thảo luận hỏi – đáp trong nhóm:
7’
3. Hoạt động hình thành, phát triển năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng:
* Mục tiêu: HS kể được tên các loại đường giao thông và phương tiện giao thông đã tham gia, chia sẻ về phương tiện giao thông mà em thích. 
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận, trò chơi: Phóng viên, 
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo câu hỏi: Chia sẻ với bạn về các loại đường giao thông và phương tiện giao thông mà em đã tham gia.
- GV yêu cầu 2 - 3 nhóm HS trình bày.
- GV và HS cùng nhận xét.
- GV tổ chức cho HS chia sẻ trong nhóm đôi: Em thích đi phương tiện giao thông nào? Vì sao?
- GV quan sát các nhóm, có thể gợi ý để HS nêu được lí do thích đi phương tiện giao thông đó:
+ Phương tiện giao thông đó có đặc điểm gì đặc biệt mà em thích?
+ Khi đi phương tiện giao thông đó, em cảm thấy thế nào?
- GV tổ chức trò chơi Phóng viên để HS trình bày.
- GV và HS cùng nhận xét.
- HS thảo luận và chia sẻ với bạn.
- 2 - 3 nhóm HS trình bày.
- HS cùng nhận xét.
- HS thảo luận và chia sẻ với bạn.
- HS trình bày.
- HS cùng nhận xét.
2’
3. Hoạt động tiếp nối sau bài học GV yêu cầu HS về nhà chuẩn bị:
+ Quan sát và tìm hiểu một số tiện ích của các phương tiện giao thông.
+ Chuẩn bị tranh hoặc ảnh và tìm hiểu thông tin cảnh đẹp, phương tiện giao thông để đi đến đó, ) của một số địa danh: Đại nội (Huế), Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Hồ Gươm (Hà Nội), Cầu Rồng (Đà Nẵng), Cột cờ Lũng Cú (Hà Giang), chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ).
Học sinh về nhà chuẩn bị ảnh mang đến lớp trong tuần sau.
Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 – Tuần 2
CHỦ ĐỀ: CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG
BÀI: ĐƯỜNG GIAO THÔNG (2 tiết) – LỚP 2
TIẾT 2
I. MỤC TIÊU	
1. Năng lực đặc thù:
- Tìm hiểu môi trường tự nhiên, xã hội: 
+ Nêu được một số phương tiện giao thông và tiện ích của chúng.
2. Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh, cử chỉ để giới thiệu về một địa danh và các phương tiện giao thông phù hợp để đi đến dó.
3. Phẩm chất chủ yếu 
Yêu nước, trách nhiệm: Yêu thiên nhiên và có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh chung khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:	
	1. Giáo viên: Sách Tự nhiên và Xã hội; bài hát, tranh, ảnh về các phương tiện giao thông, đường giao thông; đoạn phim giới thiệu về các phương tiện giao thông và tiện ích của các phương tiện giao thông đó.
	2. Học sinh: SGK, tranh hoặc ảnh chụp về các phương tiện giao thông đã tham gia và cảnh đẹp của một số địa danh: Đại nội (Huế), Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Hồ Gươm (Hà Nội), Cầu Rồng (Đà Nẵng), Cột cờ Lũng Cú (Hà Giang), chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ).
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, trực quan, trò chơi, đóng vai, dạy học nêu vấn đề, thảo luận nhóm, thực hành, điều tra đơn giản .
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động mong đợi 
của học sinh
5’
1. Hoạt động khởi động và khám phá
* Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi nội dung đã học ở tiết trước.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi
* Cách tiến hành:
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đi xe lửa”
GV đặt câu hỏi:
+ Các em vừa đi phương tiện giao thông gì?
+ Phương tiện giao thông đó sử dụng đường giao thông nào?
GV nhận xét chung và dẫn dắt vào tiết 2 bài học: “Đường giao thông”.
- HS đặt tay lên vai bạn phía trước tạo thành một đoàn tàu, đi vòng quanh lớp, vừa đi vừa hát “Mời lên tàu lửa”.
- 2 - 3 HS trả lời:
+ Xe lửa.
+ Đường sắt
10’
2. Hoạt động hình thành, phát triển năng lực nhận thức, tìm hiểu: 
* Mục tiêu: HS nêu được một số phương tiện giao thông và tiện ích của chúng.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận, hỏi - đáp, kĩ thuật các mảnh ghép, 
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS quan sát tranh 6, 7, 8, 9 trong SGK trang 41 và trả lời các câu hỏi: 
+ Nêu tên phương tiện giao thông có trong hình.
+ Phương tiện giao thông đó mang lại tiện ích gì?
Vòng 1: Nhóm chuyên gia
Vòng 2: Nhóm chia sẻ
- GV quan sát các nhóm trao đổi, có thể gợi ý để HS nói được tiện ích của các phương tiện giao thông: 
+ Xe lửa được dùng để làm gì?
+ Em đã đi thuyền bao giờ chưa?
+ Em thường thấy người ta dùng ghe/xuồng/thuyền để làm gì?
- GV mời các nhóm trình bày.
GV và HS cùng nhận xét và rút ra kết luận.
Kết luận: Các phương tiện giao thông giúp chúng ta di chuyển và chuyên chở hàng hoá thuận lợi.
- HS quan sát tranh 6, 7, 8, 9 trong SGK trang 41 và trả lời các câu hỏi. 
+ Vòng 1: Mỗi nhóm 1 tranh: tranh 6/7/8/9.
+ Vòng 2: Mỗi nhóm 4 tranh: 6, 7, 8, 9.
- 2 – 3 nhóm lên chỉ hình và nêu các tiện ích của các phương tiện giao thông.
- HS cùng nhận xét và rút ra kết luận.
- HS nêu lại.
18’
3. Hoạt động hình thành, phát triển năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng:
Hoạt động 1: Liên hệ bản thân 
* Mục tiêu: HS nêu được một số tiện ích của các phương tiện giao thông
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận, Hỏi – đáp, 
* Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho học sinh chia sẻ với nhau trong nhóm theo các nội dung sau:
+ Gia đình em thường sử dụng các phương tiện giao thông nào?
+ Tiện ích của các phương tiện giao thông đó là gì?
- GV yêu cầu HS trình bày.
- GV và HS cùng nhận xét. 
Hoạt động 2: Trò chơi “Du lịch vòng quanh đất nước Việt Nam”
* Mục tiêu: HS giới thiệu đơn giản về một địa danh và các phương tiện giao thông phù hợp có thể sử dụng để đi đến nơi đó.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận, trò chơi: Phóng viên, 
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS chọn 1 địa danh mình thích trong SHS trang 43 để giới thiệu cho các bạn về địa danh đó qua trò chơi “Du lịch vòng quanh đất nước Việt Nam”.
- GV yêu cầu HS trình bày.
- GV và HS cùng nhận xét.
- GV hướng dẫn HS nêu được từ khoá:
+ Đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không dược gọi chung là gì?
+ Các phương tiện di chuyển trên đường giao thông gọi là gì?
+ Các phương tiện giao thông mang lại cho cuộc sống con gười điều gì?
- GV yêu cầu HS đọc lại từ khoá:
- 2 – 3 Hs chia sẻ trước lớp, dùng tranh ảnh về phương tiện giao thông mà gia đình sử dụng, đã chuẩn bị trước. 
- 6 HS trình bày thông tin về địa danh mình thích:
+ Những cảnh đẹp nơi đó.
+ Các phương tiện giao thông thường được sử dụng ở nơi đó hoặc các phương tiện giao thông có thể sử dụng để đi đến nơi đó.
- HS trả lời:
+ Đường giao thông
+ Phương tiện giao thông
+ Tiện ích
2’
3. Hoạt động tiếp nối sau bài học	
GV yêu cầu HS về nhà thực hiện:
+ Quan sát và tìm hiểu các loại đường giao thông và phương tiện giao thông tại địa phương.
+ Tìm hiểu thêm những tiện ích khác mà phương tiện giao thông mang lại.
Học sinh về nhà thực hiện theo dặn dò.
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_bai.docx