Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Bài 2: Nghề nghiệp (Tiết 1) - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Minh Thu

Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Bài 2: Nghề nghiệp (Tiết 1) - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Minh Thu

I. Yêu cầu cần đạt: Sau bài học giúp HS:

*Kiến thức

- Nói được tên nghề nghiệp, công việc của những người lớn trong gia đình.

- Nêu được ý nghĩa của những công việc, nghề nghiệp đó đối với gia đình và xã hội.

* Năng lực

- Năng lực chung:

+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

- Năng lực riêng:

+ Đặt được câu hỏi để tìm hiểu thông tin về tên công việc, nghề nghiệp của những người lớn trong gia đình.

*Phẩm chất

- Chia sẻ với các bạn, người thân về công việc, nghề nghiệp yêu thích của em sau này.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Vấn đáp, động não, trực quan, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Đồ dùng dạy học

a. Đối với giáo viên

- Kế hoạch bài dạy, BGĐT, video nghề .

b. Đối với học sinh

-SGK.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

 

docx 5 trang Hà Duy Kiên 6350
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Bài 2: Nghề nghiệp (Tiết 1) - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Minh Thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư ngày 29 tháng 9 năm 2021
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI 2: NGHỀ NGHIỆP (Tiết 1)
Yêu cầu cần đạt: Sau bài học giúp HS:
*Kiến thức
- Nói được tên nghề nghiệp, công việc của những người lớn trong gia đình.
- Nêu được ý nghĩa của những công việc, nghề nghiệp đó đối với gia đình và xã hội. 
* Năng lực
- Năng lực chung: 
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng: 
+ Đặt được câu hỏi để tìm hiểu thông tin về tên công việc, nghề nghiệp của những người lớn trong gia đình.
*Phẩm chất
- Chia sẻ với các bạn, người thân về công việc, nghề nghiệp yêu thích của em sau này. 
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, động não, trực quan, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Đồ dùng dạy học
a. Đối với giáo viên
- Kế hoạch bài dạy, BGĐT, video nghề .
b. Đối với học sinh
-SGK. 
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành: 
- Mở đầu tiết học hôm nay, chúng ta cùng đến với bài hát Em muốn làm. HS nghe TLCH:
+ Bạn trong bài hát muốn làm gì?
- Giới thiệu bài: 
- Giải nghĩa từ nghề nghiệp: Nghề nghiệp là một công việc được xã hội chấp nhận, tạo ra thu nhập cho bản thân và đem lại giá trị cho cộng đồng.
 Bây giờ cô cùng các con đi vào hoạt động 1
II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
* Tổ chức trò chơi : ĐUỔI HÌNH BẮT CHỮ. 
a. Mục tiêu:
- Nói được tên công việc, nghề nghiệp của những người lớn trong gia đình.
- Nêu được ý nghĩa của những công việc, nghề nghiệp đó đối với gia đình và xã hội( Không bắt buộc với mọi học sinh).
b. Cách tiến hành: 
- GV nêu tên trò chơi : Đuổi hình bắt chữ với chủ đề nghề nghiệp.
- Gv nêu cách chơi và luật chơi.
* Hình 1 :
 + GV đưa hình thứ nhất và hỏi : Đây là nghề gì ?
 + Kể tên một số ca sĩ mà con biết ?
+ GV đưa một số hình ảnh giới thiệu các ca sĩ nổi tiếng.
*Hình 2 : Tương tự
 + GV đưa hình ảnh số 2 và hỏi : Đoán xem hình ảnh minh họa nghề gì ?
+ GV đưa hình ảnh và giới thiệu : Lái xe là vận chuyển người, chở hàng đến nơi đã định một cách an toàn.
*Hình 3 : 
+ GV đưa hình ảnh số 3 và nói : Nghề này gồm 4 tiếng đó là nghề gì ?
 + Con biết những cầu thủ nổi tiếng nào, hãy nói cho cô biết nào.
*Hình 4 : 
+ GV đưa hình ảnh số 4 : Đáp án là gì ?
+ Con có biết thợ xây làm những công việc gì không ?
+ GV đưa hình minh họa một số hình ảnh các bác thợ xây đang xây nhà cao tầng.
Giới thiệu công việc của thợ xây.
*Hình 5 :
+ GV đưa hình ảnh số 5
-Trong tình hình dịch covid hiện nay, con thấy các bác sĩ làm việc như thế nào?
+ Con thấy các bác sĩ vất vả như thế nào?
Liên hệ: Các bác sĩ và các cô, chú nhân viên y tế hiện nay rất vất vả họ được gọi là những chiến sĩ áo trắng trên mặt trận chống dịch. Họ sẵn sàng, tình nguyện tham gia nơi tuyến đầu. Có những y bác sĩ bị kiệt sức khi chăm sóc và cứu chữa bệnh nhân nhiễm covid. 
- Để tỏ lòng biết ơn các bác sĩ và các nhân viên y tế đỡ vất vả chúng ta phải làm gì?
*Tranh 6: 
+ GV đưa hình ảnh số 6 : Nghề này gồm 4 tiếng.
+ GV giới thiệu : Cảnh sát giao thông làm công việc tuần tra, kiểm tra, điều khiển các phương tiện tham gia giao thông, giúp đỡ mọi người gặp khó khăn khi tham gia giao thông. 
+ GV nhận xét trò chơi
=> Trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” vừa rồi chính là nội dung của Hoạt động 1: Tìm hiểu công việc, nghề nghiệp của những người lớn trong gia đình
- HS nhắc lại tên tất cả 6 nghề nghiệp vừa xuất hiện trong trò chơi.
- GV đưa lại 6 bức tranh và chốt: Ca sĩ, lái xe, cầu thủ đá bóng... đều là những công việc, nghề nghiệp của người lớn.
- Kể thêm một số nghề khác mà con biết?
- HS xem vi deo 1 số nghề.
- Trong số những nghề nghiệp đó con thích nghề nào nhất? Vì sao?
- Thế còn người lớn trong gia đình con làm công việc, nghề nghiệp gì? Cô trò ta cùng chuyển sang hoạt động tiếp theo.
III. LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG
Hoạt động 2: Đặt được câu hỏi và trả lời
a. Mục tiêu:
- Đặt được câu hỏi để tìm hiểu thông tin về tên công việc, nghề nghiệp của những người lớn trong gia đình.
- Nêu được ý nghĩa của những công việc, nghề nghiệp đó đối với gia đình và xã hội. 
- Chia sẻ với các bạn, người thân về công việc, nghề nghiệp yêu thích sau này. 
b. Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu 2 HS đọc nối tiếp YC
- Thế những người lớn trong gia đình của con là ai?
-Để giúp các con thực hiện tốt hai yêu cầu, cô mời các con quan sát trên màn hình là 2 bạn Mai và Nam.( GV đưa hình lên)
 + Bạn Mai hỏi bạn Nam điều gì?
 + Thế còn Bạn Nam đã nói gì với Mai?
 + Mời 2 HS đóng vai Nam và Mai.
=> Tương tự như vậy, giáo viên mời HS thực hành hỏi đáp về nghề nghiệp của người lớn trong gia đình mình.
- HS chia sẻ bằng hình thức xì điện
-KL: Cô thấy các bạn chơi rất hào hứng, sôi nổi. Các con đã biết hợp tác với bạn, tự tin hoàn thành tốt trò chơi. Cô khen cả lớp.
-Tình huống: Trong lớp có 1 bạn rất buồn và cảm thấy xấu hổ vì có mẹ làm nghề lao công hàng ngày, mẹ bạn phải tiếp xúc với rác thải bẩn. Nếu con gặp bạn con sẽ nói gì?
GV nhận xét chốt: Trong xã hội có rất nhiều nghề có những nghề làm công việc trí óc như: Bác sĩ, giáo viên, ..., có những nghề làm những công việc bằng chân tay như: nông dân, thợ may... Mỗi nghề đều đem lại thu nhập cho gia đình đều có ích, đều đáng quý và được tôn trọng.
-Vậy chúng ta cần phải làm gì để thể hiện tôn trọng người lao động?
- Nhận xét
*Thế còn các con, lớn lên các con ước mơ làm nghề gì?
- Sử dụng vòng quay may mắn để lựa chọn Hs chia sẻ.
- Vậy để thực hiện được dự định đó của mình, thì bây giờ chúng ta phải làm gì?
- KL: Đúng rồi đấy các con ạ, bây giờ chúng ta cần phải chăm ngoan, học giỏi, tích cực tham gia các hoạt động phù hợp để có thêm kiến thức, kĩ năng, đặc biệt trong thời gian này chúng ta cùng thực hiện tốt công tác phòng chống dịch để đảm bảo sức khỏe. Chúng mình cùng nhau cố gắng nhé.
IV. CỦNG CỐ
-Qua bài học các con biết thêm được điều gì?
- Chốt kiến thức tiết học
V. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP
Chốt: Qua bài học các con đã biết được tên một số nghề nghiệp và mỗi nghề nghiệp có công việc khác nhau, biết được nghề của người lớn trong gia đình và ước mơ của các bạn sau này. Để tiếp tục chuẩn bị cho tiết 2, các con tìm hiểu và thu thập thông tin để điền vào phiếu SGK trang 13.
- Nhận xét giờ học
HS nghe nhạc
- HS trả lời: 
- HS nhắc lại tên bài
- HS mở SGK
- HS lắng nghe
- HS tham gia chơi
- HS trả lời: Nghề ca sĩ.
- HS trả lời: Nghề lái xe
- HS trả lời: Cầu thủ đá bóng
- HS kể.......
- HSTL: Thợ xây.
- Xây, lắp đặt....
-HSTL: Bác sĩ.
+ HS trả lời
+HS nêu
- HS nêu ý kiến
+HSTL : Cảnh sát giao thông.
-1 hs nhắc lại
- HS lắng nghe
- HS kể
-HS xem video
-HS nói ..
- 2 HS đọc nối tiếp.
-HSTL
- 2HS thực hành đóng vai.
- HS thực hành hỏi đáp.
-HSTL chia sẻ
-HSTL
- HS nêu
- HS chia sẻ trước lớp
- HS nêu
- HS nghe
-HS trả lời:
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_2_sach_canh_dieu_bai_2_nghe_n.docx